Điền vào chỗ trống (closure)
Ngày 13 tháng 4, 2020
Khi phải xử lý một thông tin còn thiếu hoặc các thành phần của thông tin đó bị rời rạc, não người sẽ sự điền thêm thông tin còn thiếu để tạo thành một khối thông tin hoàn chỉnh.
Quá trình xử lý này của não bộ xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên và vô thức, dựa vào những hình ảnh đã quá quen thuộc, được tôi luyện trong quá khứ. Ở ví dụ trên, hình ảnh các con chữ ở trong bảng chữ cái đã được xử lý hàng nghìn, hàng triệu lần và chúng đã được in sâu vào trí nhớ — những thông tin như thế này được gọi là trí nhớ dài hạn. Do đó, một người biết đọc chữ sẽ dễ dàng nhận ra những kí tự nằm trong hai hình ảnh này.
Thời gian não bộ xử lý và điền thông tin vào một hình ảnh bị thiếu của não bộ phụ thuộc vào độ phức tạp của hình ảnh đó, nếu hình ảnh là một khuôn mẫu dễ nhận biết, các thông tin rời rạc có sự gắn kết với nhau thì thời gian xử lý thông tin sẽ ít hơn. Ví dụ như ở hình bên trên, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để nhận ra đó là hình ảnh một bàn tay.
Nguyên lý này được áp dụng vào trong thiết kế nhằm giảm bớt độ phức tạp của thiết kế đó, làm cho thiết kế thú vị hơn.
Tuy nhiên, một bài học mà mình nhận ra khi áp dụng phương pháp này nhiều hơn mức cần thiết và nó trở thành con dao hai lưỡi khiến mình không thể truyền tải hết ý đồ khi thiết kế.