Hoang's Personal Words

Nhân hóa thiết kế (anthropomorphic form)

Ngày 13 tháng 4, 2020

Nhân hóa thiết kế là cách chúng ta đưa hình dáng, hành vi, tính cách của con người vào trong một thiết kế.

Hình dáng của một chai nước ngọt Coca-cola, một lọ mỹ phẩm của phụ nữ, một chai dầu gội đầu của cánh đàn ông hay thậm chí là phương tiện chúng ta đi lại,… tất cả các thiết kế đó đều không tự nhiên mà có. Chúng đã được thiết kế có chủ đích, có sự hiện diện của loài người ở trong đó.

Loài ngoài có thể được phân loại theo độ tuổi, giới tính và chúng ta cũng có thể dựa vào những điều này để đưa ra những thiết kế phù hợp với đối tượng tiếp cận hơn.

Có bốn kiểu thiết kế mang tính nhân hóa:

Dựa vào cấu trúc hình dáng con người

Kiểu thiết kế này thường thấy ở những cửa hàng thời trang có trưng bày ma nơ canh. Trong ngành công nghiệp robot, phần lớn các tập đoàn cũng sử dụng cách này để mô phỏng lại con người.

Dựa vào tính cách

Kiểu thiết kế này thường thấy ở những sản phẩm mỹ phẩm, các nhà sản xuất thường đưa ra thiết kế cho những sản phẩm mỹ phẩm này dựa vào tính cách đặc trưng của đối tượng khách hàng mà họ nhắm tới.

Dựa vào khả năng nhận thức

Đây là một kiểu thiết kế trừu tượng và rất khó để lấy ví dụ bằng sản phầm hữu hình. Trí tuệ nhân tạo là một ví dụ điển hình cho kiểu thiết kế này khi nó có khả năng nhận thức, xử lý tình huống, bắt chước con người.

Dựa vào cử chỉ, điệu bộ

Cử chỉ hay điệu bộ là cách con người phản ứng lại một thông tin mà họ nhận được, ví dụ như: lắc đầu nếu muốn phản đối, tỏ ra thân thiện khi muốn nhờ người khác giúp một tay, hạnh phúc khi đạt được mục tiêu,…

Trong phạm vi thiết kế sản phẩm số, thiết kế dựa vào cử chỉ hay điệu bộ được áp dụng khá phổ biến để giúp thiết kế có tính nhân hóa hơn khi tương tác với con người.


Biên soạn bởi Hoàng Vũ, đang sống và làm việc tại Hà Nội.